Trà hoa cúc không chỉ là thức uống thơm ngon, bổ dưỡng mà còn mang tới rất nhiều tác dụng cho sức khỏe như: chống vi khuẩn cảm cúm, giải tỏa căng thẳng, giảm mỡ trong máu, tăng sức đề kháng,…Hãy cùng khám phá thêm công dụng của vị trà này qua bài viết dưới đây.
Các nghiên cứu cho thấy rằng, loại hoa cúc được dùng có tên gọi Chrysanthemum morifolium (cúc hoa trắng) hoặc Chrysanthemum indicum (cúc hoa vàng), họ Asteraceae.
Loại trà này được sử dụng trong hàng thập kỷ nay với nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trà được biết là một dược liệu quý từ thời La Mã. Ở Việt Nam, từ thời xa xưa, cách ướp trà hoa cúc đã được áp dụng để bậc vua chúa được thưởng thức tách trà thượng hạng thơm ngon lại tốt cho sức khỏe.
Trà hoa cúc có vị gì? Theo đông y, cúc hoa có vị ngọt, cay; quy kinh can, phế, thận. Công dụng dưỡng tâm, an thần, giải độc, thanh nhiệt cơ thể.
Theo các nghiên cứu y học hiện đại, trong trà có chứa các nhiều chất dinh dưỡng như acid folic, riboflavin, thiamin, vitamin A, natri, kali, magie, kẽm và không chứa chất béo, chất đạm, cholesterol.
Với những thành phần này, tác dụng của trà hoa cúc như thế nào?
Tác dụng của hoa cúc vàng đối với bệnh này như thế nào ? Trong cúc hoa có chứa hoạt chất flavonoid giúp ngăn ngừa sự lão hóa, giảm cholesterol, tăng cường sự vững chắc của thành mạch, phòng ngừa bệnh máu nhiễm mỡ và các biến chứng tim mạch.
Uống trà hoa cúc có tác dụng gì với cảm lạnh? Trong những trường hợp phong hàn, cảm lạnh kèm theo triệu chứng sốt cao, sưng nhức đầu, viêm họng, sử dụng tách trà nóng sẽ làm ấm cơ thể, giảm các triệu chứng cảm lạnh khó chịu.
Trà bông cúc có tác dụng gì với việc cải thiện giấc ngủ ? Trà có tác dụng dưỡng tâm, an thần nên có tác dụng tuyệt vời khi căng thẳng, stress hoặc mất ngủ. Không chỉ có hương vị thơm ngon, hương vị của nó còn khiến cho người dùng cảm giác dễ chịu, thư thái. Uống một tách trà trước khi đi ngủ là cách để giúp bạn có giấc ngủ sâu hơn, cải thiện rõ rệt tình trạng mất ngủ lâu ngày.
Tác dụng với căn bệnh này là nhờ trong trà có chứa các hoạt chất giúp thu gọn các gốc tự do, thủ phạm gây ra các bệnh ung thư. Bởi vậy, những người sử dụng từ 2 đến 5 lần mỗi tuần thì tỉ lệ mắc ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến giáp sẽ thấp hơn so với những người không sử dụng.
Tác dụng của hoa cúc đối với da mặt rất tốt. Trà có tác dụng giúp thanh nhiệt, giải độc gan nhờ vào tính mát của nó. Do đó, dùng thức uống này có tác dụng mát gan là bí quyết giúp tiêu mụn nhọt, làm đẹp da, giúp da sáng mịn, thải trừ độc tố.
Nghiên cứu chỉ ra rằng đây là loại thức uống chứa các hợp chất có tác dụng hạn chế sự tiến triển và phòng ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường.
Trà có tác dụng tăng sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, vi rút. Đây là công dụng của hoa cúc đối với hệ miễn dịch. Từ đó hạn chế được các bệnh khi thời tiết chuyển mùa như cảm cúm, ho, sổ mũi…
Nếu có vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu…bạn hãy uống từng ngụm nhỏ tách trà, các dấu hiệu khó chịu sẽ giảm đáng kể.
Với tính giải nhiệt làm mát, loại trà thảo dược này sẽ giúp các nốt mẩn đỏ dịu và mất dần dần. Nếu các nốt nổi nhiều, bạn uống ngày 2-3 lần mỗi ngày đến khi dấu hiệu cải thiện.
Tác dụng của hoa cúc làm trà như thế nào với đôi mắt? Nếu mắt của bạn hay bị khô mắt, đau hoặc đỏ do đọc sách hoặc làm việc nhiều với máy tính thì đây sẽ là một lựa chọn hoàn hảo. Nó sẽ giúp bạn hạn chế được tình trạng trên, đem lại một đôi mắt sáng, khỏe.
Nghiên cứu cho thấy trà có tác dụng làm giảm co thắt tử cung. Do đó, sử dụng tinh dầu chiết xuất từ hoa cúc thoa vào bụng dưới hoặc uống trà trong thời kỳ kinh nguyệt sẽ giúp xoa dịu chứng đau bụng kinh đáng kể.
Trà hoa cúc cách làm rất đơn giản và được sử dụng khá phổ biến.
Hoa cúc kết hợp mật ong
Hoa cúc kết hợp lá chè xanh
Vậy là cốc nước hoa cúc thơm ngon đã hoàn thành.
Hoa cúc kết hợp atiso
Hoa cúc trắng kết hợp với kỷ tử, táo đỏ